Phát hiện này được công bố trên chuyên san y học Nature Medicine, với kết quả tương đồng những điều mà nhiều bệnh nhân đã liên tục than phiền với bác sĩ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của họ kể từ khi đại dịch bắt đầu hơn 2 năm trước.
Nghiên cứu do các chuyên gia Đại học Birmingham (Anh) thực hiện. Các triệu chứng hậu Covid-19 được chia thành các nhóm triệu chứng hô hấp, sức khỏe tâm thần, các vấn đề nhận thức và các triệu chứng khác.
Nghiên cứu cũng đã xác định nhóm người hút thuốc, thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao bị hậu Covid-19 với các triệu chứng kéo dài dai dẳng, thậm chí tới hơn 2 năm.
Tiến sĩ Shamil Haroon, tác giả cao cấp của nghiên cứu, nhận định với The Guardian rằng các triệu chứng mà nghiên cứu xác định sẽ giúp thu hẹp phạm vi nghiên cứu, tập trung vào các yếu tố chính gây nên những triệu chứng dai dẳng hậu Covid-19, từ đó tìm ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân hiệu quả hơn.’
Các nguyên nhân gây khó thở ở bệnh nhân hậu Covid-19
Theo thông báo của Bộ Y tế, từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11,35 triệu ca
mắc Covid-19 (tăng 2.010 ca trong 24 giờ qua), đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hôm nay, các sở y tế công bố thêm 5.271 bệnh nhân khỏi bệnh. Từ đầu dịch đến nay, gần 10 triệu bệnh nhân đã được điều trị khỏi. Có 78 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó 5 ca thở máy xâm lấn. Hôm nay ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 tử vong tại Tây Ninh.
Về tiến độ tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế cho biết, ngày 9.8 có 438.272 liều
được tiêm. Như vậy, tổng số vắc xin đã được tiêm trên cả nước là 249,3 triệu
liều. Trong đó, 215,2 triệu liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, gần 21,2 triệu liều tiêm cho người từ 12 – 17 tuổi và gần 13 triệu liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Kiểm soát khó thở do hậu Covid-19
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm Covid-19 ở người lớn do Bộ Y tế vừa ban hành, hậu Covid-19 là bệnh lý mới nổi, là bệnh có thể gây nên tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hiện chưa được hiểu biết đầy đủ.
Khoảng 10 – 35% bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ, không cần nhập viện có
triệu chứng sau nhiễm Covid-19 cấp tính, bất kể tình trạng bệnh nền. Đối với
bệnh nhân có bệnh nền, cần nhập viện do Covid-19, tỷ lệ này có thể lên đến
80%.
Khó thở là triệu chứng hay gặp ở người vừa khỏi bệnh Covid-19. Nguyên nhân
gây nên tình trạng khó thở có thể do phổi, tim mạch hay yếu cơ. Trong đó, yếu cơ là nguyên nhân mà chưa nhiều người được biết.
Bộ Y tế khuyến cáo, khi khó thở hãy bình tĩnh, dừng các hoạt động gắng sức và lựa chọn tư thế phù hợp để giảm khó thở, tập thở theo nhịp, thực hiện ít vào trước khi hoạt động gắng sức, thở ra trong khi hoạt động gắng sức. Lựa chọn tư thế có thể làm giảm khó thở như: nằm sấp hoặc nằm nghiêng đầu cao hoặc ngồi cúi đầu ra phía trước…
Người bị khó thở cần tiết kiệm năng lượng và kiểm soát mệt mỏi, tránh bị quá
tải. Khi mức năng lượng và các triệu chứng được cải thiện, mức độ hoạt động
có thể được tăng dần lên một cách có kiểm soát theo thời gian.
Khi khó thở, ăn uống trở nên rất khó khăn, do đó, hãy thực hiện như sau:
Ngồi thẳng lưng khi ăn.
Ăn uống chậm rãi và hít thở đều.
Nên ăn lúc ít khó thở.
Ăn lượng ít nhưng giàu năng lượng, nhiều protein, ăn thường xuyên trong ngày.
Ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như súp, thịt hầm.
Tránh thức ăn quá nóng, quá lạnh.
(Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm Covid-19 ở người lớn, Bộ Y tế)
Chia sẽ thông tin từ: báo Thanh Niên ( https://thanhnien.vn/xac-dinh-hau-covid-19-gay-giam-ham-muon-tinh-duc-va-rung-toc-post1487111.html )