Chỉ vì sợ về bố mẹ sẽ mắng vì không làm được bài, cậu thí sinh 2k1 ngồi thẫn thờ buồn rầu ở cổng trường khiến ai cũng thương cảm, nếu như ngày xưa con bớt chơi đi một tí mà tập trung vào học hơn thì đâu đến nông nỗi này
Mình cũng động viên bảo là em ơi, cố gắng nhé đại học đâu phải con đường duy nhất, em thấy bao nhiêu ca sĩ diễn viên trước cũng có đỗ tốt nghiệp đâu mà giờ thành đạt hết rồi, quan trọng là em có ý trí, nói xong thì mình cũng chở em ý đi ăn bát bún bò Huế và rủ đi tẩm quất, em ý bảo là em chỉ đi ăn thôi không đi tẩm quất đâu thế là ăn xong mình đèo về tận nhà, sợ em nó không làm được bài suy nghĩ linh tinh thì tội.
Nhân đây mình cũng gửi đôi lời đến các bố mẹ phụ huynh là đừng đặt mục tiêu lên các em nhiều quá, vì càng đặt mục tiêu thì các em càng áp lực, nhiều em có suy nghĩ không muốn về nhà và muốn tự tử, mong các vị phụ huynh được được bài viết này. Bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể kỳ vọng vào con cái.
Tuy nhiên, khi kỳ vọng thái quá, cha mẹ đã vô tình tạo áp lực tới trẻ. Thực tế cho thấy, nhiều trẻ ở tuổi vị thành niên mắc bệnh trầm cảm, thần kinh, thậm chí tự tử khi không đạt kết quả học tập như bố mẹ kỳ vọng, đặc biệt ở các kỳ thi quan trọng như thi vào cấp trung học phổ thông hay thi đại học, cao đẳng…
Bản thân cha mẹ không hài lòng về cuộc đời của họ: Khi họ mong muốn, ước mơ nhưng không thực hiện được thì họ dành ước mơ đó cho con. Họ truyền những đam mê của chính mình cho con. Có những ông bố bà mẹ rất thích được chơi đàn nhưng do điều kiện sống không cho phép nên họ ép trẻ học đàn theo sở thích của mình.
Tuy nhiên, ước mơ của họ không bao giờ trùng hoặc rất ít khi trùng với ước mơ của con. Điều này sẽ gây áp lực cho trẻ.
Đối với phụ huynh, những kỳ vọng vào con cái cũng khiến họ mệt mỏi như luôn phải xây dựng kế hoạch hay mục tiêu cho con, dõi theo xem con có học hành cẩn thận không, tìm kiếm các lớp học thêm cho con, thậm chí bản thân họ cũng sẽ căng thẳng khi con bị điểm kém hay bị chê bai ở trường…
Ảnh tổ lái