Dân mạng đùa rằng hai người đang đứng ngâm thơ trong nước: “Ta nguyện ba sông hóa thành rượu, sóng đến đợt nào uống đợt đó”, vài người còn bình luận sắp chìm tới nơi rồi còn ở đó ngâm thơ, không ai cứu hai người đó sao, đắng quá
Trong khi đó, Hoàng Đình Kiên – học trò của Tô Đông Pha – cũng là nhà thơ và họa sĩ nổi tiếng dưới thời Bắc Tống. Về thơ, ông có thể sánh ngang với trình độ của thầy mình. Về tranh, ông được xếp vào một trong 4 nhà danh họa Bắc Tống.
Hôm 17/7, khu vực Nghi Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc bị ngập lụt trong cơn lũ lớn. Đây có thể nói là đợt lũ lớn nhất tính từ năm 2013 cho đến nay, do ảnh hưởng từ lượng mưa ở thượng nguồn của sông Mân Giang và trữ lượng hồ chứa ở thượng nguồn sông Kim Sa.
Song song với các diễn biến thất thường, điều thu hút sự chú ý của dư luận chính là hình ảnh ngụp lặn trong cơn lũ của hai bức tượng thầy trò thi sĩ Tô Đông Pha và Hoàng Đình Kiên.
Tượng điêu khắc bằng đá vôi, cao 4 mét, đặt tại công viên Tân Giang, cách sông Mân Giang khá xa. Mực nước cao có lúc chỉ thấy được phần đầu của hai vị thi sĩ.
Hai cố nhân có hiển linh cũng không ngờ một ngày chính bức tượng của mình lại “tắm” trong dòng nước xoáy cùng câu ngâm “tức cảnh sinh tình” của cư dân mạng: “Ta nguyện ba sông hóa thành rượu, sóng đến đợt nào uống hết đợt đó”.
Thầy trò Tô Đông Pha và Hoàng Đình Kiên đứng giữa cơn lũ.
“Sư phụ ơi, e rằng lũ hơi bị to, mình có nên chạy ngay đi trước khi mọi điều dần tồi tệ hơn không sư phụ?”
Đã quá trễ! Khi mực nước dâng cao đỉnh điểm, không ai có thể thấy bóng dáng của hai vị cố nhân.
Tượng của Tô Đông Pha мấᴛ hút, chỉ còn Hoàng Đình Kiên một mình trong con nước bỡ ngỡ “Trò đã bảo mà sư phụ không chịu nghe…”
Nước rút để lại hai bức tượng: người đứng người nằm.
Tô Đông Pha bị gãy râu, phần mình cũng nứt đôi.
Nhưng vẫn cứ là OK